4. Thân vách treo
Trên các vách cheo leo, thường có các cây rủ xuống, thế cây thật nguy hiểm, tạo thế kiên cường chống lại mọi hiểm nguy, tạo cảm giác khích lệ phấn đấu.
- Kiểu bán treo
Góc độ chỗ cong tương đối nhỏ, toàn cây có xu thế ngả xuống, phát triển theo chiều đi xuống, cho ta cảm giác khỏe khoắn, mạnh mẽ, rễ bám sâu có lực, không sợ mọi hiểm nguy. Toàn thân cho cảm giác tráng kiện có lực.
- Kiểu thân treo
Tỉ lệ toàn cây tương đối nhỏ, độ uốn cong lại lớn, tạo góc vuông dần dần phát triển ngả ra ngoài, trông mềm mại như con rồng đang bơi, nhẹ nhàng thoải mái.
- Kiểu treo uốn
Cây cong phát triển đi xuống, từ từ ngả ra hai hướng ngang dọc, làm cho cây có hình dáng đan xen nhất trí, đẹp đẽ thướt tha.
- Kiểu quay đầu
Thân cây rủ cong xuống đột nhiên quay ngoắt lại tạo thành hình chữ S ở thế lên – xuống – lên tạo ra thế xung đột về hướng lực phía trên – phía dưới, cho cảm giác tranh đấu không sợ hiểm nguy.
5. Thân cổ đâm cành
Đây là một phương pháp mang tính đột phá, tạo ra thế thân cây già cỗi, mọc thêm cành lá, già trẻ cùng tồn tại, có sự đối chiếu khô héo với xanh mượt, từ đó tăng thêm sự biến đổi thời gian, phá vỡ thế già trẻ cùng đua sắc tú.
- Kiểu bán cành
Thân cây nửa khô nửa xanh, hình thành thế giành giật đối kháng sinh – tử, đặc trưng hình tượng ngoan cường được biểu hiện đầy đủ.
- Kiểu cành ngả
Ở phần ngọn cây hoặc ngang thân cây có cành trổ, các cành thu co nhỏ, tạo các vết thương khô mộc, sẹo trở thành cây cổ khô cằn, lâu dần thành cây cổ thụ tự nhiên.
- Kiểu cành cong
Thân được đẽo gọt, ghép cành tạo thế so sánh khô xanh ẩn hiện, phá thế đơn độc của thân cây.
6. Kiểu cành nối cây
Từ thân chính mọc thêm một thân khác, biến đổi thành một khối thống nhất, thư thoáng mà hoạt bát, tạo ra âm vực nhảy nhót.
- Kiểu nối đơn
Bên sườn thân cây mọc ra một thân khác tựa như có một viên đạn lạo từ trên trời xuống hình thành một đường lực căng kéo lên, khiến ta cảm giác thời gian và không gian ở đây được kéo dài, đầy ý vị.
- Kiểu nối kép
Thân chính cho ra một cành, tiếp tục cành này lại vươn ra mọc thêm một cành khác như người nhảy ba bước tạo ra thế vận động tự nặng đến nhẹ, mạnh đến yếu ở thế trên – dưới – trên tiết tấu mạnh mẽ, cách điệu hoạt bát nhẹ nhàng.
- Kiểu nối nhảy nhiều bậc
Thân cây có cành nối nhảy 3 bậc trở lên, lấy thân chính làm tâm, mở hướng nhảy cành ra hai bên, trông như kiểu xếp hàng hát đồng ca, phân lực đều, đẹp, có nhịp, càng nâng cao càng kịch tính.
7. Thân cây mục
Dùng thân cây tự nhiên đã bị xâm hại, thối mục, hoặc tạo ra thân mục, có các vết sẹo tùy tiện, không theo quy luật, có các cành đâm chồi nảy lộc, tạo ra phong cách hoang dã, mạnh mẽ, ngoan cường, giành cuộc sống.
- Kiểu sơn thạch
Lấy mặt mục, khô làm mặt chính, gọt để tạo hình như đá, cho cảm giác trên nhu dưới cương, trên xanh mượt dưới khô héo, ngắm nhìn từ trên xuống, phía dưới lấy “mặt” còn phía trên lấy “tuyến” kết hợp lại tạo thành thế vươn thẳng, chắc chắn.
- Kiểu thân khô
Tạo thế mục nát từ “tuyến” để có cây thế “cây khô gặp mùa xuân”, biểu hiện tinh thần giành lại cuộc sống và sức sống ngoan cường, nhìn vào thế cây mà khích lệ tinh thần giành lại cuộc sống.
- Kiểu sần sùi
Xử lý thân cây có các hốc, lồi lõm ở nhiều chỗ, phía dưới các lỗ lồi lõm mục nát này cấy các cành non vào tạo thế thân cằn cỗi mục nát nảy chồi xanh, tạo ra thế so sánh, thế các cây mọc trên sườn núi, nhìn vào thấy xa xăm mà thi vị. Toàn cảnh cho ta ước nguyện yêu quý cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét