Một số tác phẩm Bonsai cây cảnh nổi tiếng

02:30 |

1. “Qua gốc đa làng”

Loại cây: Duối
Tác giả: Cao Văn Yên, Vĩnh Phúc
Duôi thân gồ ghề, hang hốc sinh trưởng mạnh, chịu khô hạn, mau mọc chồi non, dễ tạo dáng.
Bố cụ từ cây Duối với thế tam đa vươn tự nhiên với 3 thân lớn lồng trong một bồn chậu. Thế tam đa tượng trưng cho ba ông Phúc, Lộc, Thọ. Trong tác phẩm, ba thân cây đều chung một gốc, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu.
Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa với người già. Ngắm tác phẩm người xem liên tưởng đến phong cảnh mộc mạc một làng quê Việt Nam và suy nghĩ về cuộc đời, thời cuộc. Ba than cây vững chắc, lá xanh mướt, đầy sức sống, tán tròn, rộng, che trở cho những chú “mục đồng” khi về làng. Cảnh trí gây ấn tượng thanh bình, hoài niệm về làng quê đang thay đổi trước thời đại mới.
Tác phẩm đề cập về chủ đề truyền thống rất đáng trân trọng.

2. “Vũ điệu thiên nhiên”

Loại cây: Du, thế song thụ
Tác phẩm “Vũ điệu thiên nhiên” có dáng điệu khúc triết mảnh mai, thế song thụ. Hai thân cây dạng nghiêng nhánh chéo ôm lấy thân rất mềm mại như điệu mùa đầy duyên dáng. Vóc dáng mảnh mai nhưng kết cấu của tác phẩm lại chặt chẽ, đường nét phóng khoáng, tự nhiên như một bức thư pháp. Cây chủ gần như cứng cáp, tán cây đầy đặn phong mãn, thần thái thanh nhã, phần tán ngọn vươn lên thể hiện một sức vươn vô tận.

3. “Cùng chung mộc gốc”

Loại cây: Vạn niên tùng
Quy cách: Bồn dài 60 x 40 cm
Mộc gốc hai thân tựa kề nhau, thân lớn che chở thân nhỏ thể hiện tình nghĩa keo sơn cùng chung một nhà.

4. “Huynh đệ”

Loại cây: Sanh
Quy cách: Bồn dài 50 cm
Tác phẩm dùng hai gốc Sanh với thế song thụ trong một bồn chậu tự nhiên, thủ pháp hai thân một gốc kết hợp khá chặt chẽ. Thế cây kết hợp với bồn đá thấp tạo thành một thực thể chặt chẽ, hài hòa, tạo ra sức mạnh của tình thân ruột thịt, ca ngợi tình cảm anh em trong một mái nhà, sống chết nương tựa bên nhau.

5. “Đôi bờ”

Loại cây: Phi lao
Quy cách: Bồn lớn
Tác giả: Đặng Xuân Quang
Đây là loại bồn cảnh lớn, tạo hình núi rừng. Tác giả ngăn cách bồn cảnh làm hai phần bởi một dòng sông nhỏ. Tác phẩm mang đậm tư tưởng, thể hiện quan hệ hai bờ sông Bắc – Nam không thể tách rời. Nhóm cảnh chính mỗi bờ rậm rạp, sức sống mãnh liệt, thể hiện sự mạnh mẽ của tổ quốc. Hai bờ xa cách nối nhau bằng một nhịp cầu khiến người xem có cảm giác không bị chia cắt, đứt đoạn, ngược lại, cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ. Ý tứ tác giả muốn thể hiện:
“Phi lao thì thầm hỏi
Ai nối nhịp đôi bờ
Thăng Long ngàn năm tuổi
Nhịp cầu sinh y thơ”.
Tác giả lấy chủ đề tư tưởng là lòng yêu nước và kiểu nghệ thuật tạo hình dàn trải, rộng lớn, tạo cảm giác mênh mông, khoáng đạt để thể hiện chủ đề này. Tác phẩm gây sự chú ý của người xem trong lễ hội Sinh vật cảnh 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội năm 2010.

6. “Một chữ Huyền”

Loại cây: Tùng ngũ châm
Quy cách: Thế bay, dài 1,2 m
Tác giả: Hội Sinh vật cảnh Hà Nội
Tác phẩm có thế cây rủ, tạo góc 90 độ, tán rủ qua đáy bồn, trong thế này, bồn luôn được đặt trên giá bệ cao. Bốn tán cây bố cục thành hai phần rõ rệt. Gốc cây vững chãi bám đất, về tổng thể, thế cây, tán cây, bồn và giá đỡ thống nhất thành một chỉnh thể hoàn hảo. Phía trên có mây, dưới có núi, tạo thành thế “hành vân, lưu thủy” rất ấn tượng.

7. “Đĩa bay”

Loại cây: Sanh
Quy cách: Thế “Đằng vân thập toàn”
Tác giả: Phạm Đức Thịnh, Hải Phòng
Bồn cảnh có dáng trực nhưng nhiều rễ buông. Các tán rậm đan xen nhưng gọn gàng tựa những đĩa bay mong manh quấn quýt đỉnh núi. Rễ phủ xuống đất như buông mành. Tổng thể tác phẩm hài hòa nhẹ nhàng, thanh thản.

Xem tiếp…

Kỹ thuật tạo dáng, lá, chồi cây cảnh

00:57 |
Kỹ thuật tạo dáng cho lá nằm trong kỹ xảo hãm cây phát triển, làm cây lùn đi, chỉnh sửa để cải thiện hình dáng, thúc cây mọc thêm cành… nhằm nâng cao thẩm mỹ. Đây là một khâu không thể thiếu được trong kỹ thuật chăm sóc cây cảnh.


1. Ngắt bỏ chồi

Khi cây đâm chồi, dùng tay ngắt bỏ đầu ngọn chồi để thúc chồi nách phát triển mạnh hơn, cũng là cách để hãm cây phát triển quá nhanh và thúc cây đâm thêm chồi khác.
Khi ngắt búp đầu cành cũng cần giữ lại mầm ở đầu cành, ngắt bỏ những mầm không cần. Việc chỉnh sửa này cần xem xét đặc tính từng loại cây mà thực hiện. Đối với cây thông mọc kiểu vòng quanh mầm đỉnh rất phát triển. Nếu muốn cây mọc dày lá ngắn, khi đâm chồi mới, trước khi mọc lá, ngắt bỏ ½ lõi tâm, mỗi năm ngắt lõi tâm vài lần. Riêng cây họ bách nhất thiết phải dùng tay không được dùng dao, nếu không vết thương sẽ có màu gỉ sắt, ảnh hưởng đến mỹ quan. Thực hiện vào đầu hè, ngắt lá non 1 lần, tới đầu thu, mọc thêm chồi mới lại ngắt bỏ búp đầu cành, để cây phát triển mạnh mẽ. Đối với những cây dễ đâm chồi, sau mỗi lần đâm chồi mới lại ngắt bỏ chồi ngọn, như thế cây sẽ mọc dày cành, dày lá hơn.

2. Ngắt bỏ chồi mầm không cần

Đối với những mầm, cành mới mọc không cần cho tạo hình sau này, bất kỳ vào thời điểm nào cũng phải loại bỏ.

3. Ngắt lá

Ngắt bớt lá nhằm mục đích thúc đẩy câu trong một năm mọc mới vài lần lá. Khi cây mọc lá mới sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho cây, nhất là đối với cây ngắn lá như Thạch lựu, Thiết mộc lan để tới mùa thu mọc thêm lá mới, mùa đông lá cây chuyển sang màu đỏ. Với cây Tước mai, nếu ngắt lá, lá mới mọc sẽ dài hơn, xanh hơn, màu sắc đẹp hơn. Ngắt lá ngoài mục đích kéo dài thời gian thưởng ngoạn còn làm cho cây mọc thêm chồi cành mới, thay đổi bộ mặt cho cây.
Trước khi ngắt lá, cần tưới phân đạm 1 – 2 đợt, chuyển chậu cây ra nơi có đủ ánh nắng để cây quang hợp tốt, có đủ sức ra lá mới. Chỉ cắt bỏ phiến lá còn cuống lá thì giữ lại. Với những cây phát triển mạnh, có thể ngắt bỏ một lần những lá già. Với những cây tương đối yếu có thể bắt đầu từ ngọn đi xuống. Cắt bỏ 2/3 giữ lại 1/3 để là còn quang hợp được, cây vẫn có thể ra lá mới.
Lá cây đã bị cắt bỏ, trên cây chỉ có các cành, lượng bốc hơi nước trên mặt lá giảm đi, cần khống chế thích hợp độ ẩm gốc cây, tránh ẩm ướt quá mà ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khoảng 20 ngày sau, cây mọc lá trở lại.

4. Sửa vòm

Đây là công đoạn cuối cùng của việc tạo hình cho cây cảnh, tạo ra ngoại hình cho cây. Khi chỉnh sửa, cần dựa theo ý đồ tạo hình đã dự kiến – kích thước vòm, hình dáng, độ dày. Đối với các vòm có ngoại hình nhỏ, chưa đáng để chỉnh sửa, tạm thời để lại, chỉ nên chỉnh sửa những vòm đã đủ kích thước, hoặc quá kích thước yêu cầu. Chỉnh sửa ngoài rìa vòm nhằm hoãn nó phát triển. Thông thường, vòm cành ở hai bên cần phải to ở phía sai và phía trước nhỏ, vị trí phía trước sau và ở giữa vòm chỉnh sửa thành vòm cung là tốt nhất. Như thế sẽ phù hợp với phát triển tự nhiên của cây cối.
Việc chỉnh sửa còn phải phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây, ngoại hình của cây. Ví dụ, với vòm cây ở chậu nhỏ, cần mỏng. Chậu cây cỡ trung và cỡ đại phải dày hơn. Với cây lá nhỏ, vòm cần dầy, cây lá phiến to vòm mỏng.
Việc chỉnh sửa vòm lá làm cho hình tượng của vòm và tổng thể cây có sự so sánh với nhau. Một cây cảnh được tạo hình chỉnh sửa thỏa đáng giống như ta thay bộ “thời trang” đúng mốt cho nó.

Xem tiếp…

Kỹ thuật cấy ghép thân cành

00:55 |
Kỹ thuật ghép cây là một thủ pháp ghép hai thân cây vào nhau, nối cành vào thân cây nhằm mục đích một cây có hai loại quả, một cây có hai loại lá, có hai loại lá, chất lượng quả tốt hơn nhiều, nhiều hơn trước khi ghép… Từ đó đạt nhiều hiệu quả khác về góc độ cây cảnh, cho kết quả cải tạo hình dáng, biến từ cây cao thành cây lùn, nâng cao hiệu quả thẫm mỹ như Ngũ châm tùng ghép với Hắc tùng, Bích đào ghép vào Mao đào…
Điều cần chú ý là cây ghép phải cùng họ, tốt nhất là cùng một giống, ghép cây vào thời gian cây trong thời kỳ phát triển đâm chồi nảy lộc. Phương pháp ghép nổi có nhiều nhưng dù chọn phương án nào cũng phải thực hiện tuần tự ba bước: Cắt và sửa nhẵn mặt ghép, làm mộng ghép để ghép chuẩn và bọc bó cố định.
Dưới đây là một số kỹ xảo ghép nối thường gặp:


1. Ghép thân

Đây là một trong những phương pháp chủ yếu trong kỹ thuật ghép cây.
Gốc định ghép không nên to quá, chỉ nên trong khoảng 1,7cm là vừa. Trước hết cắt ngang quanh mặt đất khoảng 5cm, dùng dao sắc chẻ dọc (lệch sang một bên) sâu xuống khoảng 3, 4 cm. Chọn lấy một phôi ghép khỏe có ít nhất 2 chồi lá, không có bệnh, nách mầm đầy đặn, ngắt bỏ phiến lá chỉ để lại cuống, dùng dao sắc cắt mặt vát khoảng 3, 4 cm, khớp thử vào gốc (mặt vát ở phôi ghép nên nhỏ hơn mặt vát gốc cây). Chỉnh đúng hai thứ ăn khớp nhau, dùng dây gai buộc cố định, bên ngoài bọc màng mỏng PVC, lấp phủ kín, đất phần gốc chỉ để nổi trên mặt đất phôi ghép. Thường xuyên tưới ẩm quanh gốc.

2. Ghép cấy

Ghép cấy áp dụng trong trường hợp gốc cây thì to mà mầm ghép lại nhỏ, tỉ lệ tiếp giáp giữa cây với mầm ghép chênh lệch quá lơn. Thao tác như sau:
Cưa đứt ngang gốc, lấy dao sắc xẻ ra làm đôi gốc cây, sâu khoảng 3 cm. Chọn lấy hai cành, mỗi cành có từ hai búp lá trở lên, vát chéo rồi cắm vào hai bên, nhằm đảm bảo tỉ lệ sống cho cành ghép. Ghép xong lấy dây gai chằng cố định, vùi đất, hàng ngày tưới ẩm quanh gốc.

3. Ghép áp sườn

Cách ghép này không phải cắt cành mầm ghép để ghép vào gốc cây, cách làm như sau: Trước hết mang chậu cây đến phôi cành định ghép. Dùng dao sắc, gọt lột bỏ vỏ chỗ định ghép (khoảng 1/3 diện tích) chiều dài gấp 4 lần đường kính cành ghép. Công việc này tiến hành cho cây và cành định ghép, áp vào thấy khớp nhau, lấy vải gai bọc lại, cắt bớt một số lá để giảm bớt thủy phần bốc hơi. Khi thấy cây đã sống (cành ghép), cắt đứt phía dưới chỗ cành ghép, còn cây ghép cắt bỏ cành phía trên. Sau khi thấy cây sống bình thường độc lập được coi như thành công.
Ưu việt của phương pháp này là cây phôi và cách ghép đều có rễ, nên tỉ lệ sống rất cao. Đây là phương pháp ghép cành an toàn nhất với tỷ lệ sống cao nhất, thường áp dụng cho những cây khó ghép và ưu việt hơn các cách ghép khác. Với một số cây như Tử vi, Kế mộc… có tỉ lệ mau lành các vết thương, lại không cần phải lột vỏ chỗ ghép mà chỉ cần ép sát hai cành, một thời gian sau là chúng dính liền vào nhau.
Ứng dụng phương pháp này ta có thể lấy luôn một cành của chính cây đó, ghép vào chỗ khiếm khuyết làm cho cây cảnh đẹp hơn.
Đối với cây thiếu rễ (hoặc cần bổ sung) cũng có thể áp dụng phương pháp này. Cây được chọn phải cùng họ với nhau. Cây được chọn phải cùng họ với nhau. Trước hết, chọn một cây con (làm mầm ghép) phải phù hợp với nhu cầu của cây mẹ về kích cỡ, chiều mọc. Sau đó lột vỏ hai cây ghép vào nhau, bọc vải lại. Khi thấy vết thương đã lành, cây đã sống được, cắt cây con đi.

4. Ghép mầm

Ghép mầm thường tiến hành vào mùa cây đâm chồi nách (mùa thu). Chọn lấy cành khỏe không có bệnh dinh dưỡng tốt nhất, cắt bỏ phần phiến lá chỉ giữ lại cuống lá, dùng dao chuyên dụng khoét lấy mầm chồi có đường kính khoảng 2cm (lấy mầm lá làm tâm). Với cây phôi định ghép vào, lấy dao rạch một rãnh hình chữ T vào chỗ định ghép trên vỏ (không được chạm vào thân gỗ) lấy mũi dao cẩn thận nậy ra hai bên, rồi đặt mầm vào, lấy vải bọc ngoài để hở phần mầm ghép.
Mầm ghép phải thao tác hết sức cẩn thận đúng yêu cầu, tỉ lệ thành công rất cao. Nửa tháng sau, nếu lấy ngón tay chạm nhẹ vào cuống lá của phôi ghép thấy cuống rụng, công đoạn ghép đã thành công.

5. Chiết cành

Chiết cành thường áp dụng cho khâu cần nhân giống cây con trong tạo hình cây cảnh, giảm bớt thời gian trồng cấy. Khi chọn được cành phù hợp với ý đồ tạo hình chuyển cành thành cây. Được tiến hành vào thời kỳ cây phát triển mạnh nhất. Trước khi tiến hành, cần tưới vào đợt phân đoạn cho cây phát triển mạnh. Khi đã chọn được cành khỏe không có sâu bệnh, dùng dao cắt khoanh vỏ một vòng, rạch sâu xuống có chiều dài khoảng 4 lần đường kính khoanh tiếp vòng phía dưới rồi cẩn thận lột bỏ phần vỏ. Lấy một miếng màng PVC vòng quanh thân cành ở phía dưới chỗ bóc vỏ, lấy dây buộc cố định rồi lật ngược lại, dùng chất màu trộn mùn để che kín quanh phần gốc chỗ bị bóc vỏ. Phía trên  màng mỏng lấy dây buộc lại, tưới ẩm thường xuyên cho bọc này. Khoảng hơn 1 tháng sau, nhìn qua màng mỏng thấy rễ mọc, cắt ra đêm trồng.
Với thủ pháp này có thể ứng dụng để làm cho cây lùn đi.
Xem tiếp…

Nghệ thuật tạo hình thân cây cảnh Bonsai (phần 3)

00:02 |
nghe thuat tao hinh than cay canh


8. Kiểu gốc liền nhau
Nối rễ hai cây hoặc nhiều cây để tạo thành nhóm thân cây, cho cảm giác thân thiện tương giao, như bịn rịn không muốn rời nhau, cùng chung sống.
- Kiểu một già một trẻ
Ý tưởng chủ đạo: một cây to – một cây nhỏ, một cây già – một cây non, một cây cao – một cây thấp. Lấy cây to làm chủ, cây nhỏ là khách, có sự so sánh nhưng thống nhất, lại do đặc điểm to nhỏ, cây to lấy làm tâm, cây nhỏ đứng bên tạo ra cảm giác ông già dắt trẻ đi chơi thân thiết, tình cảm.
- Đôi bạn
Hai cây một cao một thấp hơn, cây cao to mập, cây nhỏ thanh mảnh tạo thế như một cặp vợ chồng. Nhìn tổng thể là người xướng người họa, cho ta cảm giác khó mà phân tách họ ra khỏi nhau. Cấu trúc cảnh là ở dưới bộ rễ, lực co kéo trái phải cân bằng hướng lên phía trên, lực co kéo giành giật và tập trung lực để hướng lên.
- Kiểu quần thể
Các bộ rễ nối với nhau từ 3 gốc trở lên, thân cây mọc thẳng còn rễ đan xen đối xứng, tạo thế cân bằng ngang dọc, lực hướng ngang yếu hơn lực hướng dọc, tự như hợp lực đè xuống đoàn kết cùng nhau đứng vững.

9. Kiểu bám đỉnh núi
Phần rễ của cây phủ bám trên một tảng đá, tạo thế đá vững chắc kiên cường còn rễ mềm mại phủ che, biểu hiện sức sống mãnh liệt, không sợ hiểm nguy.
- Bám lưng chừng vách đá
Kiểu này thường chọn cây ngả cong có cành vươn xa, cấy bám vào vách đá, đột nhiên vươn ra, nhờ vách đá dẫn hướng chủ đạo mà cây ngả ngang được trợ lực, cành cây vươn ra như rồng lượn, thật sinh động.
- Kiểu treo trên đỉnh
Lấy đá làm trung tâm, thân cây ngả đổ đè lên mặt đỉnh, sau đó đột ngột quay đầu hướng xuống dưới, tạo thế vừa ổn định lại vừa hiểm nguy, cho ta cảm giác “hồi ức chuyện xưa”. Thế này không giống với kiểu bám phủ trên đỉnh.

10. Thân nằm
Phần lớn thân cây nằm ở thế nằm như người nằm ngủ dưỡng thần. Tuy ta cảm giác mềm mại thướt tha vô lo vô nghĩ, nhưng lại hàm ý giao long nằm phục chờ đợi, ẩn chứa sức mạng tiềm tàng vững chãi.
- Kiểu nằm ngang
Thân nằm ngang, phần ngọn ngóc cao. Dùng thế nằm ngang tạo thế “động”, dùng thế ngóc ngẩng, tạo thế động – thế nằm ngang là chủ thể tạo thêm thế ngẩng đầu, cho ta cảm giác sư tử chợt tỉnh giấc sau phút dưỡng thần.
- Kiểu nằm khoanh
Thân gập uốn cong, tạo thêm đoạn cúi gục và ngẩng lên, cho cảm giác “nửa tỉnh nửa say”. Tựa như quý phi say rượu, nũng nịu lẳng lơ, nhu mì thanh tú.

11. Kiểu tổ hợp
Ghép từ hai cây trở lên vào nhau thành thế: song thân, tam thân… lấy số lượng để tạo ra tổ hợp tổng thể thế cây có cây đứng, cây ngả, trổ cành, thân treo vách đá… ở kiểu này rất đa dạng.
- Kiểu tổ hợp hai thân
Đây là kiểu ghép giữa một thân cây thẳng với một thân cây kiểu ngả, cho kết quả so sánh lót đỡ lẫn nhau, tạo nên hình ảnh tổng thể động tình.
- Kiểu tổ hợp ba cây
Nhóm ba cây gồm một cây thẳng, một cây ngả, một cây cong ở thế không theo trật tự, tạo ra thế cơ bản “thụ” và “phóng” gây ấn tượng nghiêm chỉnh thống nhất mà lại phân minh rạch ròi. Khi tạo hình lấy cây giữa làm trung tâm, cây hai bên hơi thấp hơn thành khối phóng xạ, đặc điểm kiểu này là thư thoáng.
- Tổ hợp nhiều cây
Kiểu tổ hợp nhiều cây là ghép các đơn nguyên 1 cây, 2 cây, 3 cây… lại với nhau tạo thành một quần thể nhiều cây có tụ có ly, có hư có thực, có cao có thấp, hình thế khác nhau. Phản ánh về thay đổi góc độ không gian tổ hợp các cây và bố trí tổng thể.
Xem tiếp…

Nghệ thuật tạo hình thân cây cảnh Bonsai (phần 2)

00:00 |
tao hinh than cay canh

4. Thân vách treo
Trên các vách cheo leo, thường có các cây rủ xuống, thế cây thật nguy hiểm, tạo thế kiên cường chống lại mọi hiểm nguy, tạo cảm giác khích lệ phấn đấu.
- Kiểu bán treo
Góc độ chỗ cong tương đối nhỏ, toàn cây có xu thế ngả xuống, phát triển theo chiều đi xuống, cho ta cảm giác khỏe khoắn, mạnh mẽ, rễ bám sâu có lực, không sợ mọi hiểm nguy. Toàn thân cho cảm giác tráng kiện có lực.
- Kiểu thân treo
Tỉ lệ toàn cây tương đối nhỏ, độ uốn cong lại lớn, tạo góc vuông dần dần phát triển ngả ra ngoài, trông mềm mại như con rồng đang bơi, nhẹ nhàng thoải mái.
- Kiểu treo uốn
Cây cong phát triển đi xuống, từ từ ngả ra hai hướng ngang dọc, làm cho cây có hình dáng đan xen nhất trí, đẹp đẽ thướt tha.
- Kiểu quay đầu
Thân cây rủ cong xuống đột nhiên quay ngoắt lại tạo thành hình chữ S ở thế lên – xuống – lên tạo ra thế xung đột về hướng lực phía trên – phía dưới, cho cảm giác tranh đấu không sợ hiểm nguy.

5. Thân cổ đâm cành
Đây là một phương pháp mang  tính đột phá, tạo ra thế thân cây già cỗi, mọc thêm cành lá, già trẻ cùng tồn tại, có sự đối chiếu khô héo với xanh mượt, từ đó tăng thêm sự biến đổi thời gian, phá vỡ thế già trẻ cùng đua sắc tú.
- Kiểu bán cành
Thân cây nửa khô nửa xanh, hình thành thế giành giật đối kháng sinh – tử, đặc trưng hình tượng ngoan cường được biểu hiện đầy đủ.
- Kiểu cành ngả
Ở phần ngọn cây hoặc ngang thân cây có cành trổ, các cành thu co nhỏ, tạo các vết thương khô mộc, sẹo trở thành cây cổ khô cằn, lâu dần thành cây cổ thụ tự nhiên.
- Kiểu cành cong
Thân được đẽo gọt, ghép cành tạo thế so sánh khô xanh ẩn hiện, phá thế đơn độc của thân cây.

6. Kiểu cành nối cây
Từ thân chính mọc thêm một thân khác, biến đổi thành một khối thống nhất, thư thoáng mà hoạt bát, tạo ra âm vực nhảy nhót.
- Kiểu nối đơn
Bên sườn thân cây mọc ra một thân khác tựa như có một viên đạn lạo từ trên trời xuống hình thành một đường lực căng kéo lên, khiến ta cảm giác thời gian và không gian ở đây được kéo dài, đầy ý vị.
- Kiểu nối kép
Thân chính cho ra một cành, tiếp tục cành này lại vươn ra mọc thêm một cành khác như người nhảy ba bước tạo ra thế vận động tự nặng đến nhẹ, mạnh đến yếu ở thế trên – dưới – trên tiết tấu mạnh mẽ, cách điệu hoạt bát nhẹ nhàng.
- Kiểu nối nhảy nhiều bậc
Thân cây có cành nối nhảy 3 bậc trở lên, lấy thân chính làm tâm, mở hướng nhảy cành ra hai bên, trông như kiểu xếp hàng hát đồng ca, phân lực đều, đẹp, có nhịp, càng nâng cao càng kịch tính.

7. Thân cây mục
Dùng thân cây tự nhiên đã bị xâm hại, thối mục, hoặc tạo ra thân mục, có các vết sẹo tùy tiện, không theo quy luật, có các cành đâm chồi nảy lộc, tạo ra phong cách hoang dã, mạnh mẽ, ngoan cường, giành cuộc sống.
- Kiểu sơn thạch
Lấy mặt mục, khô làm mặt chính, gọt để tạo hình như đá, cho cảm giác trên nhu dưới cương, trên xanh mượt dưới khô héo, ngắm nhìn từ trên xuống, phía dưới lấy “mặt” còn phía trên lấy “tuyến” kết hợp lại tạo thành thế vươn thẳng, chắc chắn.
- Kiểu thân khô
Tạo thế mục nát từ “tuyến” để có cây thế “cây khô gặp mùa xuân”, biểu hiện tinh thần giành lại cuộc sống và sức sống ngoan cường, nhìn vào thế cây mà khích lệ tinh thần giành lại cuộc sống.
- Kiểu sần sùi
Xử lý thân cây có các hốc, lồi lõm ở nhiều chỗ, phía dưới các lỗ lồi lõm mục nát này cấy các cành non vào tạo thế thân cằn cỗi mục nát nảy chồi xanh, tạo ra thế so sánh, thế các cây mọc trên sườn núi, nhìn vào thấy xa xăm mà thi vị. Toàn cảnh cho ta ước nguyện yêu quý cuộc sống.

Xem tiếp…

Nghệ thuật tạo hình thân cây cảnh Bonsai (phần 1)

23:31 |
Việc tạo hình dáng cho thân cây cảnh liên quan đến xu thế phát triển toàn bộ cây cảnh. Nó còn quyết định đến kiểu dáng kết cấu cho toàn bộ tác phẩm. Hình thế của mỗi cây mỗi khác, muôn mình muôn vẻ không cây nào giống cây nào. Đồng thời, hình thế của mỗi cây lại có cấu hình khác nhau, người làm cây cảnh phải dựa theo cấu tạo cơ sở mà sáng tạo thêm để có một tác phẩm hoàn chỉnh. Dưới đâhy là 11 kiểu thế thân cây cơ bản :

nghe thuat cay canh bonsai


1. Thân đứng

Thân cây cơ bản đứng thẳng bám rễ vào đất mà vươn cao, hình thế đơn giản, thẳng ngay khỏe khoắn, cho ta cảm giác hiên ngang không chịu khuất phục, hướng vươn hùng dũng. Những cây cảnh loại này được chào giá rất cao ở những nơi mua bán cây cảnh Bonsai :

- Kiểu béo mập

Có phong độ đại tướng, hiện rõ vẻ già dặn, khỏe khoắn, ổn định vững chãi. Phần gốc phình to, toàn cây có xu hướng vươn thẳng, có xu thế gia tăng lực đối kháng ép chặt xuống đất. Mở to góc độ ở ngọn nhưng lại giảm động lực vươn lên của toàn cây, tạo ra thế ổn định chắc chắn. Đây là kiểu thân cây thuộc trường phái “Lĩnh Nam TQ”.

- Kiểu tráng kiện

Biểu hiện diện mạo tinh thần phong hoa thẳng thắn, hướng phấn đấu ngoan cường. Toàn cây khỏe khoắn vươn lên. Phần thân cây nhỏ dần từ gốc lên ngọn, đường nét tự nhiên thư thoáng, phần ngọn tương đối nhỏ tạo thành một khối thống nhất vươn lên chọc trời xanh.

- Kiểu thanh tú

Thân cây vươn thẳng lên trên, phía gốc và phía ngọn, đường kính chênh lệch không nhiều, khó có sự so sánh theo tuyến dọc ngang. Vì vậy, có xu hướng ổn định về lực, cho ta hiệu quả thanh thoát nhẹ nhàng mềm mại nhưng chắc chắn.

2. Thân ngả

Thân cây đứng ở thế ngả, toàn bộ trọng tâm chuyển ra ngoài thân cây. Thân cây không vuông góc với mặt đất, trọng tâm lệch làm mất thế ổn định, nhờ đó tạo ra thế sinh động, tự do phóng túng. Thân ngả các cành phải phối hợp để trả lại thế thăng bằng thành một thể khối kết hoàn chỉnh. Một vài nơi cung cấp cây xanh có dịch vụ tạo hình cây cảnh Bonsai theo dáng này tuy nhiên bạn nên học cách tạo hình do đây là kỹ thuật khó cần thời gian đầu tư chăm bón uốn nắn thân.

- Ngả từ gốc

Thân cây ngả đổ từ gốc, tạo ra thế kiên cường, không gì ngăn cản được, toát lên nội dung “lấy động làm thế cây”.

- Kiểu ngả gấp

Phần gốc thẳng đứng tới một khoảng nhất định thì gập ngả, tạo ra thế động tĩnh, lặng lẽ mà chắc chắn, lấy thế “ổn định để có động”, tạo ra tính cách linh hoạt trong cái ngay thẳng.

- Kiểu quay đầu

Phần ngọn của cây quay ngược lại với hướng toàn thân cây tạo dáng hiên ngang quay đầu lại nhìn sang trái (hoặc phải), nhờ đó tăng thêm lực hướng tâm cho toàn cây, tạo thế vừa cương vừa nhu. Đây là đặc điểm của nghệ thuật lấy “động để tạo thế ổn định”.

- Kiểu gục đầu

Ngọn cây ngả gục tạo thành một góc hung so với thân cây, trông dáng mệt mỏi vô lực như một ông lão say rượu, nửa tỉnh nửa say, tạo ra thế mềm mại, thướt tha, tròn trịa mà chất phác. Đây là thế “lấy động để có tĩnh lặng” phối hợp các cành rủ tạo nên chậu cảnh đẹp (dạng cây liễu rủ).

3. Thân cong

Thân cây cong lượn như hình chữ S, linh hoạt biến đổi trông như rồng lượn nhưng do có thêm các đoạn cong mà làm giảm dần phong cách khỏe chắc. Đây là đặc tính của phong cách “lấy mềm mại mà có độ rắn chắc, lại thanh tú đẹp đẽ”.

- Kiểu cong thẳng

Về cơ bản thân đứng thẳng thỉnh thoảng có đoạn cong cục bộ, uốn cong sang trái sang phải, tạo nên hình thế có khí chất lặng lẽ điềm tĩnh thanh tú mà vươn lên.

- Kiểu cong nghiêng

Hình thế cơ bản là cong nghiêng hướng lên, phá thế cân bằng trên hình vẽ tạo ra thế giằng co về lực kéo, dần hướng khi lên khi xuống, cho ta cảm giác nhẹ nhành, quay vòng tự tại. Thế cây này được dùng cho chậu cảnh kiểu soi bóng nước.

- Kiểu lượn cung

Về cơ  bản thân có hình cung do biến hóa về kháng lực, hướng lực khiến cho thân cây đoạn cúi đoạn ngửa, lực hướng lên chịu ức chế. Tạo ra thế cây trông như con sư tử tỉnh giấc sau khi ngủ, ẩn chứa sức mạnh tựa như cung tên sẵn sàng chờ bắn đi.

- Kiểu rồng lượn

Thân có nhiều đoạn cong hiệu quả của lặp lại này mang kịch tính khá mạnh. Tổng thể lực hướng giảm dần, tạo ra thế bay lượn thư thái tự tạo, thế cây này cho cảm giác một con rồng thiếu khí phách mạnh mẽ.

Xem tiếp…