8. Kiểu gốc liền nhau
Nối rễ hai cây hoặc nhiều cây để tạo thành nhóm thân cây, cho cảm giác thân thiện tương giao, như bịn rịn không muốn rời nhau, cùng chung sống.
- Kiểu một già một trẻ
Ý tưởng chủ đạo: một cây to – một cây nhỏ, một cây già – một cây non, một cây cao – một cây thấp. Lấy cây to làm chủ, cây nhỏ là khách, có sự so sánh nhưng thống nhất, lại do đặc điểm to nhỏ, cây to lấy làm tâm, cây nhỏ đứng bên tạo ra cảm giác ông già dắt trẻ đi chơi thân thiết, tình cảm.
- Đôi bạn
Hai cây một cao một thấp hơn, cây cao to mập, cây nhỏ thanh mảnh tạo thế như một cặp vợ chồng. Nhìn tổng thể là người xướng người họa, cho ta cảm giác khó mà phân tách họ ra khỏi nhau. Cấu trúc cảnh là ở dưới bộ rễ, lực co kéo trái phải cân bằng hướng lên phía trên, lực co kéo giành giật và tập trung lực để hướng lên.
- Kiểu quần thể
Các bộ rễ nối với nhau từ 3 gốc trở lên, thân cây mọc thẳng còn rễ đan xen đối xứng, tạo thế cân bằng ngang dọc, lực hướng ngang yếu hơn lực hướng dọc, tự như hợp lực đè xuống đoàn kết cùng nhau đứng vững.
9. Kiểu bám đỉnh núi
Phần rễ của cây phủ bám trên một tảng đá, tạo thế đá vững chắc kiên cường còn rễ mềm mại phủ che, biểu hiện sức sống mãnh liệt, không sợ hiểm nguy.
- Bám lưng chừng vách đá
Kiểu này thường chọn cây ngả cong có cành vươn xa, cấy bám vào vách đá, đột nhiên vươn ra, nhờ vách đá dẫn hướng chủ đạo mà cây ngả ngang được trợ lực, cành cây vươn ra như rồng lượn, thật sinh động.
- Kiểu treo trên đỉnh
Lấy đá làm trung tâm, thân cây ngả đổ đè lên mặt đỉnh, sau đó đột ngột quay đầu hướng xuống dưới, tạo thế vừa ổn định lại vừa hiểm nguy, cho ta cảm giác “hồi ức chuyện xưa”. Thế này không giống với kiểu bám phủ trên đỉnh.
10. Thân nằm
Phần lớn thân cây nằm ở thế nằm như người nằm ngủ dưỡng thần. Tuy ta cảm giác mềm mại thướt tha vô lo vô nghĩ, nhưng lại hàm ý giao long nằm phục chờ đợi, ẩn chứa sức mạng tiềm tàng vững chãi.
- Kiểu nằm ngang
Thân nằm ngang, phần ngọn ngóc cao. Dùng thế nằm ngang tạo thế “động”, dùng thế ngóc ngẩng, tạo thế động – thế nằm ngang là chủ thể tạo thêm thế ngẩng đầu, cho ta cảm giác sư tử chợt tỉnh giấc sau phút dưỡng thần.
- Kiểu nằm khoanh
Thân gập uốn cong, tạo thêm đoạn cúi gục và ngẩng lên, cho cảm giác “nửa tỉnh nửa say”. Tựa như quý phi say rượu, nũng nịu lẳng lơ, nhu mì thanh tú.
11. Kiểu tổ hợp
Ghép từ hai cây trở lên vào nhau thành thế: song thân, tam thân… lấy số lượng để tạo ra tổ hợp tổng thể thế cây có cây đứng, cây ngả, trổ cành, thân treo vách đá… ở kiểu này rất đa dạng.
- Kiểu tổ hợp hai thân
Đây là kiểu ghép giữa một thân cây thẳng với một thân cây kiểu ngả, cho kết quả so sánh lót đỡ lẫn nhau, tạo nên hình ảnh tổng thể động tình.
- Kiểu tổ hợp ba cây
Nhóm ba cây gồm một cây thẳng, một cây ngả, một cây cong ở thế không theo trật tự, tạo ra thế cơ bản “thụ” và “phóng” gây ấn tượng nghiêm chỉnh thống nhất mà lại phân minh rạch ròi. Khi tạo hình lấy cây giữa làm trung tâm, cây hai bên hơi thấp hơn thành khối phóng xạ, đặc điểm kiểu này là thư thoáng.
- Tổ hợp nhiều cây
Kiểu tổ hợp nhiều cây là ghép các đơn nguyên 1 cây, 2 cây, 3 cây… lại với nhau tạo thành một quần thể nhiều cây có tụ có ly, có hư có thực, có cao có thấp, hình thế khác nhau. Phản ánh về thay đổi góc độ không gian tổ hợp các cây và bố trí tổng thể.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét