Phong thủy cho bàn làm việc của bạn

01:48 |
Không chỉ cây cảnh phong thủy, để chiếc bàn làm việc của bạn hợp phong thủy và hỗ trợ tốt cho con đường tài lộc của bạn, những vật trang trí nhỏ và may mắn là không thể thiếu. Nhưng sắp xếp chúng như thế nào, đó không phải là chuyện ai cũng nắm rõ. Điều này còn phụ thuộc vào hướng bàn làm việc, loại đồ vật mà bạn chọn cũng như tuổi tác và vận mệnh của bạn. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó mà không phải thuê bất cứ một công ty cây cảnh chuyên nghiệp nào !

cach dat cay canh hop phong thuy

Cách đặt cây cảnh văn phòng phù hợp

Một chậu cây nhỏ không chỉ làm tươi mát bầu không khí xung quanh mà còn có thể làm con đường thăng tiến và tài lộc của bạn trở nên dễ dàng hơn. Dù tin hay không cũng hãy thử chú ý đến điều này một chút.

Hướng Đông Nam thuộc hành Mộc, vì thế, nhiều người cho rằng đây là hướng thích hợp nhất để đặt cây xanh vì nó sẽ giúp sinh ra nhiều vượng khí. Ngoài ra bày trí cây cối hướng Bắc (hành Thủy) sẽ giúp sự nghiệp gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Hai hướng trên vô cùng thích hợp để đặt cây. Một lưu ý nữa là bạn nên tránh bài trí cây cối ở hướng Tây Nam, Đông Bắc hay vị trí giữa phòng vì Kim – Mộc và Kim – Thổ tương khắc. Do đó, bạn cũng nên tránh đặt cây ở hướng Tây và Tây Bắc – hành Kim.
Tất cả các vị trí trên đều được xem xét dựa trên ngũ hành, tuy nhiên hướng đặt cây xanh tốt nhất là hướng gần với nước và ánh sáng – hai nhân tố không thể thiếu để cây tồn tại và phát triển. Cây luôn xanh tươi và phát triển mới là yếu tố quan trọng nhất khi bạn trồng và chăm sóc chúng. Do đó, cây nên được đặt ở một góc cố định trên bàn làm việc và ở vị trí có thể dễ tiếp cận với nguồn sáng nhưng phải là nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhưng ít tác động đến nó để hạn chế việc vận khí bị phân tán.

Một vài vật phẩm cát tường khác

Theo phong thủy, giữa bàn làm việc là vùng liên quan tới sức khỏe. Vì thế vùng này cần giữ sạch sẽ. Phần phía sau, góc bên trái là vùng giàu sang, tài lộc. Bạn có thể đặc một bao đỏ có 9 hoặc 3 đồng tiền để có thêm may mắn.

Ngoài ra, một số vật trang trí truyền thống như Tỳ Hưu, Kỳ Lân, Long Mã… nếu bạn có sưu tập thì nên đặt đúng cách (hướng đầu về phía cửa chính hoặc cửa số để thu hút tài khí của bốn phương hay trừ tà…)

- Tỳ Hưu là một loài thú có một sừng, mình có nhiều lông dài, xoắn quăn. Tỳ Hưu có nhiều công dụng như trừ tà hay thôi tài… và cũng khá dễ sử dụng.
- Nghê không có sừng, lông uốn xoăn, hàm răng nanh sắc nhọn mang tính bảo vệ chủ nhân là chính. Nếu để trên bàn, con đực đặt bên trái, con cái đặt bên phải theo hướng ghế ngồi nhìn lên bàn..

- Long Mã (ngựa rồng) là sự kết hợp hoàn hảo với đầu rồng, thân ngựa. Loài vật này biểu thị cho tham vọng, tinh thần cạnh tranh, tính kiên trì và danh tiếng. Có chúng trên bàn làm việc sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn cho chủ nhân.

- Long ngư (cá đầu rồng) là biểu tượng của sự tài lộc, giàu sang, trù phú và phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn đang làm một số công việc liên quan đến tài chính hay chứng khoán, sự hiện diện của long ngư trên bàn làm việc của bạn là một sự lựa chọn đúng đắn.
hình tượng mang tài lộc sự giàu sang, tiền bạc và sự phát triển mạnh mẽ…

- Voi to khỏe là hình tượng biểu trưng cho sự vững mạnh. Với sức mạnh và bản năng của voi, chúng sẽ tiếp thêm sưc mạnh và quyền lực cho chủ nhân…

Tuy nhiên bạn cần chú ý về hình tượng loài rùa hay rùa đầu rồng (quy long). Mặc dù đây là một linh vật cát tường, hình tượng về rùa biểu thị cho khát vọng, trí thông minh, địa vị, đặc biệt là tuổi thọ và sự hòa thuận (hai tính cách đặc trưng tiêu biểu cùa rùa), nhưng tuyệt đối không nên bài trí rùa trên bàn làm việc. Vật phẩm này chỉ có thể được bài trí khi có sự kết hợp giữa chúng với gậy như ý, đồ hình bát quái hay lưỡng nghỉ.

Khi đã quyết định đặt cây cảnh văn phòng và các vật phẩm phong thủy trên bàn làm việc bạn cần hiểu rõ cách sắp xếp và tác dụng của nó. Hãy biến những cây cảnh văn phòng của bạn thành nguồn tài lộc cho bạn.
Xem tiếp…

Một số loại cây cảnh trong nhà theo phong thủy

23:42 |
Ngày nay, cụm từ cây cảnh phong thủy đã trở nên khá quen thuộc với chúng ta. Hầu hết cây cảnh phong thủy được ứng dụng ở mọi nơi đặc biệt với cây cảnh trong nhà. Cây cảnh trong nhà có rất nhiều chủng loại và kích cỡ đa dạng, chỉ cần bạn muốn là có thể dễ dàng chọn lựa được cho mình những loại cây hợp lí!

cây cảnh trong nhà teo phong thủy

Phong thủy cây cảnh là gì?


Phong thủy cây cảnh là một môn nghệ thuật ứng dụng sự sắp xếp, hài hòa giữa vật với không gian, nó là sự hội nhập cuộc sống của con người với thiên nhiên để đạt được tác dụng tích cực. Đây là một trong những cách tốt nhất thông qua đó, con người có thể đạt được những lợi ích tối đa từ thiên nhiên. Một số loại cây nếu đặt ở những vị trí thích hợp có thể mang lại nhiều may mắn cho cuộc sống con người.

Phong thủy là xếp đặt trong môi trường thích hợp. Trong thực tế, lĩnh vực tâm linh được xem là có liên quan đến các khu vực bao quanh cây cảnh, bởi các khía cạnh bên ngoài có thể phản ánh nội bộ. Một số người tin tưởng vào tác dụng tâm linh của các cây cảnh phong thủy nhưng cũng không ít người chưa tin vào nó.

cây cảnh hợp phong thủy


Một số loại cây cảnh trong nhà theo phong thủy:


Sau đây là một số cây cảnh trong nhà thông dụng trong phong thủy và những vị trí đặt chúng ta thường hay bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày:

-    Cây ngọc bích: Cây ngọc bích là một cây xương rồng duyên dáng, loại cây cảnh này cũng thường hay được đặt trong nhà giúp mang đến tiền bạc và sự thịnh vượng cho thân chủ. Cây xương rồng nhỏ, gọn và dễ thích nghi với mọi điều kiện sống có thể đặt tại bàn làm việc, bàn học tại nhà bạn!

-    Bạc vương miện: Đây là một trong những loài cây được cho là mang lại nhiều may mắn nhất cho người sở hữu với các lá mọng nước. Đây thậm chí còn là một cây cây cảnh phản ánh môi trường xung quanh tốt qua các màu sắc ánh bạc khác nhau. Cây thường được đặt trong văn phòng hoặc trong phòng khách của ngôi nhà!

-    Cây tài lộc: Cây tài lộc cũng là một trong những loại cây cảnh tốt nhất trong phong thủy, loài cây này phổ biến là cây cảnh trong nhà và cây cảnh văn phòng. Cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, tăng thêm nguồn thu nhập và đưa tới những may mắn cho thân chủ. Khi sử dụng cây, điều này đảm bảo cho việc gia đình hoặc trong việc làm ăn của bạn có thêm những khoản thu nhập mới. Những địa điểm tốt nhất cho cây cảnh tài lộc là trước cửa nhà, công ty nơi bạn làm việc vì nó thường làm gia tăng lượng tài lộc thêm dồi dào hơn!

-    Hoa cúc: Hoa cúc có màu vàng rất đẹp, cây được cho là đem lại nhiều may mắn cho thân chủ khi đặt trong nhà, tại nơi làm việc. Màu vàng được  cho là sự kết hợp của sự hạnh phúc và sự lạc quan, tốt nhất bạn nên đặt hoa cúc trong phòng khách tránh đặt trong phòng ngủ vì có thể gây xung đột với các yếu tố khác trong phong thủy. Loài hoa này cũng rất dễ dàng phát triển và không khó khăn cho những người chăm sóc chúng. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có loại cây cảnh trong nhà này để chăm sóc, đến mùa hoa nở, bạn sẽ chiêm ngưỡng những khóm hoa tuyệt sắc với mùi hương dễ chịu!

-    Hoa mận: Hoa mận biểu tượng cho sự tinh khiết, nó cũng đưa lại cho người trồng may mắn. Hoa mận nở trên cây thường có mùi hương nồng nàn. Loài cây này trong phong thủy thường thích hợp trồng ở phía bắc hoặc phía đông bắc của ngôi nhà do đây thường được cho là những khu vực tốt lành nhất! Tuy nhiên, nếu một người không quá cầu kì về hướng của ngôi nhà, họ có thể đặt ở bất cứ vị trí nào!

-    Hoa thủy tiên: Đối với người Trung Quốc hoa thủy tiên được trao cho những người thân yêu như món quà đầu năm mới! Hoa này thực sự rất đẹp và có ý nghĩa quan trọng với người dân ở đây, nó cũng rất dễ dàng phát triển. Vị trí thích hợp nhất là đặt hoa ở phía bắc hoặc đông bắc ngôi nhà.

-    Hoa huệ: Hoa huệ cũng là một cây phong thủy tốt giúp thúc đẩy sự hòa hợp và hạnh phúc trong nhà, nó khiến các thành viên trở nên hiền lành, bình tĩnh giúp tạo ra không khí hòa thuận trong gia đình. Mùi hương dịu dàng của hoa huệ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, chúng ta có thể đặt hoa trong phòng khách, thông thường là những nơi trang nghiêm, thành kính như bàn thờ, chùa chiền!

-    Hoa sen: Hoa sen là loài hoa cho thấy sự thuần khiết, sự độc quyền và sức mạnh đạo đức. Tại các pho tượng trong các ngôi chùa, hoa sen cũng thường xuất hiện ở tòa tháp, xung quanh với tác dụng làm tăng thêm sức mạnh tinh thần và sự thanh cao. Ngày nay, hoa sen thường được trồng trong các ao hồ đầu ngõ hoặc ở hai bên lối đi vào nhà!

-    Hoa mộc lan trắng : là một biểu tượng của sự tinh khiết và cũng là tình yêu, vì vậy nó có thể được giữ trong phòng khách hoặc ở không gian thiền định. Trồng một cây mộc lan trong sân trước thực sự có thể giúp mọi người nhận được rất nhiều sự hài lòng với những người xung quanh. Đây là một bông hoa may mắn hứa hẹn của sự thịnh vượng và giàu có.

   Cây hoa đá: Cây hoa đá có lá to, dẹt và mọng nước với hoa màu vàng hoặc đỏ thường được đặt trong nhà nhằm gia tăng sự thịnh vượng cho ngôi nhà bạn ở. Loại cây cảnh trong nhà này thực sự rất dễ trồng và nhỏ gọn, thích hợp với mọi ngóc ngách nhà bạn!
Không gian trong nhà là một nơi cần sự thoải mái và yên tĩnh nghỉ ngơi sau những ngày chúng ta làm việc vất vả, vì vậy trang trí chúng với nhiều cây cảnh trong nhà là sự lựa chọn hợp lí. Cây cảnh trong nhà ngoài mang tính thẩm mĩ, tạo không khí trong lành, thư giãn còn mang lại những điều may mắn nếu vận dụng theo thuật phong thủy. Bạn có thể đứng dậy, đi ra ngoài và mang về những cây cảnh trong nhà bạn thích ngay bây giờ!
Xem tiếp…

Cây cảnh văn phòng

03:28 |
cây cảnh văn phòng

Cây cảnh văn phòng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho văn phòng, công ty nơi bạn làm việc. Có rất nhiều địa điểm cần đến cây xanh của bạn tuy nhiên cây xanh là một sự lựa chọn hoàn hảo để làm sinh động hơn nội thất văn phòng của bạn. Văn phòng là một nơi thực sự thích hợp để đặt cây cảnh bởi bạn không có nhiều diện tích để cho cả một vườn cây phát triển. Nhìn vào một cây cảnh văn phòng có thể tạo cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Bạn sẽ nhận thấy rằng, khi bạn mang cây cảnh vào văn phòng của bạn, bạn làm thay đổi không gian của công ty, văn phòng, nó tạo ra một cái nhìn dễ chịu và gây thiện cảm hơn cho khách hàng cũng như chính bạn!

Một số yếu tố cần chú ý trong việc trồng cây cảnh văn phòng

Khái niệm cây cảnh văn phòng xuất hiện khi chúng ta muốn cây cảnh đưa vào trong công ty, văn phòng nơi chúng ta đang làm việc, dưới đây là một số lưu ý nhỏ trong việc chăm sóc cây cảnh:

Thiếu thời gian tưới nước cho cây

Vấn đề chăm sóc cây cảnh văn phòng cũng là vấn đề đáng để chúng ta quan tâm. Nói chung, tại các văn phòng công ty thường không có ai ở lại vào các ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật; điều đó cũng có nghĩa không có ai có thời gian chăm sóc cây cảnh ( tỉa cây, xới đất, bón phân,… ) đặc biệt là tưới nước cho chúng.

Giải pháp là: bạn hãy dùng chậu lớn và sâu với loại đất giữ nước. Điều này có vẻ trái ngược với các kĩ thuật trồng cây cảnh cơ bản, tuy nhiên việc trồng cây trong các chậu lớn và sâu là kinh nghiệm từ xưa để giữ cây sống được lâu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một nắp hộp bằng kính có thể giúp giảm thiểu sự bay hơi nước! Sử dụng một chậu đất nung không được tráng men thường xuyên để trồng cây có thể khiến cây bị chết do bị hút quá nhiều dẫn đến thiếu nước!
Đất trồng cây cảnh nhìn chung cần giàu chất dinh dưỡng và thoát nước, tuy nhiên bạn cũng không được quên việc phải tưới nước hàng ngày cho cây của mình. Nếu bạn không có điều kiện tưới nước thường xuyên cho cây cảnh, hãy pha trộn đất của bạn để giúp đất của bạn vừa giữ nước vừa có độ thoát nước nhất định! Thực hiện bằng cách thêm than bùn, cát và đất sét vào đất, tỉ lệ đá bé hơn một phần ba diện tích đất ( để giúp ngăn ngập úng phần rễ).

Cung cấp lượng ánh sáng thích hợp cho cây:

Một cửa sổ nhỏ với ánh sáng chiếu vào có thể vẫn còn ít so với lượng ánh sáng cây cảnh cần để tăng trưởng, và nếu cây cảnh của bạn thậm chí không nhận được ánh sáng như từ một cửa sổ thì đó được xem là mức ánh sáng thấp!
Giải pháp là: hãy sử dụng những cây phù hợp với môi trường ánh áng yếu hoặc sử dụng thêm đèn trong phòng bạn ở!

Xử lí các vết bẩn từ chậu cây cảnh:

Khi bạn chăm sóc cây cảnh, các vết bẩn từ việc tưới cây, bón phân, tỉa cảnh,… dây xuống nền nhà là điều khó tránh khỏi, vậy chúng ta nên làm thế nào?

Giải pháp là: bạn nên sử dụng các chậu cảnh với loại đất phù hợp! Bạn có thể đặt chậu cảnh của bạn trên một cái giá khác để đảm bảo nước sẽ được hứng xuống phía dưới và bạn không cần dịch chuyển các đồ vật xung quanh mỗi khi chăm sóc cây để tránh làm bẩn chúng!


cây cảnh trồng trong văn phòng

Cây cảnh phong thủy trong văn phòng:

Ngày nay, cụm từ cây cảnh phong thủy đã trở nên khá gần gũi và quen thuộc với chúng ta. Nhiều người tin rằng, sử dụng các cây cảnh phong thủy có thể mang lại cho bạn nhiều may mắn về đường công danh, sự nghiệp hay vấn đề tình cảm. Đặc biệt cây cảnh phong thủy được ứng dụng mạnh mẽ tại công ty, văn phòng có tác dụng làm gia tăng sự thịnh vượng, công ty làm ăn phát đạt hơn!

Những loại cây cảnh văn phòng theo phong thủy thường được ưa chuộng là: cây sung, cây cau, cây lộc vừng,… có tác dụng mang lại nhiều sự thịnh vượng hơn trong công việc làm ăn của thân chủ.

Một cây cảnh tài lộc may mắn là món quà hoàn hảo cho những người đặc biệt là mê tín vì trong truyền thuyết phương Đông, khi bạn được tặng một cây cảnh tài lộc may mắn mà không cần mua, nó sẽ tăng mức độ may mắn lên nhiều lần. Nếu người nhận chưa hiểu hết ý nghĩa của nó hãy thông báo với họ và nhắc nhở họ chăm sóc cây cảnh một cách cẩn thận để tránh làm cây bị chết! Đặc biệt với một người làm văn phòng, hãy tặng họ những cây cảnh mang ý nghĩa tài lộc để đặt tại phòng làm việc, những loại cây cảnh văn phòng này thường được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng.

Nhìn chung, xu hướng sử dụng cây cảnh phong thủy ngày nay đang ngày càng phát triển, đặc biệt là tại các công ty, cửa hàng, văn phòng. Việc chăm sóc cây cảnh có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều. Cây cảnh còn giúp người trồng rèn luyện được sự kiên nhẫn và bình tĩnh đáng kinh ngạc; những hành động cắt tỉa và tưới nước đơn giản đòi hỏi người làm có một thái độ thoải mái, hạnh phúc, bạn sẽ cảm thấy đỡ bị stress hơn! Nếu bạn chưa có cây cảnh văn phòng nào, hãy ra cửa hàng và chọn cho mình một loại cây may mắn mà bạn muốn!
Xem tiếp…

Làm gì để có một cây cảnh đẹp?

02:05 |
Cây cảnh - Bonsai là một hình thức nghệ thuật sống, một hình thức nghệ thuật đang và sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi cây cảnh là một tác phẩm nghệ thuật chân chính, nó có linh hồn và những ý nghĩa biểu tượng riêng. Làm gì để cây cảnh đẹp hơn? Dưới đây là một số gợi ý trong cách trang trí, chăm sóc cây cảnh để cây cảnh của bạn thêm đẹp!

cách có cây cảnh đẹp


Cây cảnh là cây trồng trong chậu hoặc cây bụi đã được cắt tỉa và đào tạo, thông thường các cây cảnh không quá cao và cồng kềnh nên dễ dàng sử dụng để đặt trong vườn, xung quanh nhà, trên bàn làm việc hoặc góc phòng . Mặc dù ngay khi còn nhỏ, cây cảnh đã được các nghệ sĩ chọn lựa kĩ và chăm sóc tốt để tạo được cho nó hình dáng đẹp. Việc chăm sóc cây cảnh liên quan đến một số kĩ thuật dưới đây:

Lựa chọn hợp lí:

Về bản chất, các loại cây được trồng trong chậu và cắt tỉa đều có thể tạo thành cây cảnh. Các giống phổ biến nhất là cây thông, cây phong, có lá thay đổi màu sắc trong mùa thu, cây ra hoa, giống như anh đào và mận, cây trái. Ở các nước khác Nhật Bản, các giống phải phù hợp với khí hậu địa phương. Cây có thể phát triển cao tầm một mét hoặc nhỏ gọn bằng lòng bàn tay của một người.

Cây cảnh ở mỗi chủng loại có hình dạng tương đương nhau nhưng mỗi cây có một cá tính riêng. Người tạo cây cảnh phải để cây cảnh thể hiện cá tính của mình một cách tự do và giúp nó đạt được hình dáng đẹp nhất.

Cũng như việc chọn quần áo, khi lựa chọn cây cảnh chúng ta nên chú ý lựa chọn cây phù hợp về kích thước, hình dạng và màu sắc với không gian đặt cũng như mục đích mua. Điều này cũng tạo điều kiện chăm sóc và cây cảnh được đẹp hơn!

Trong quá trình chăm sóc cây, bạn thường xuyên cần uốn cong các chi nhánh của cây hoặc cắt tỉa chúng thường xuyên. Điều này là cần thiết để cây không chỉ khỏe mạnh mà còn duy trì được vẻ đẹp của mình.

Cắt tỉa

Dùng kéo và các công cụ khác để điều chỉnh hình dáng của cây. Một cây cảnh nhỏ được cắt tỉa nhiều lần và phải chăm sóc cẩn thận kể từ hình dạng ban đầu của nó cho đến khi nó có một dáng đẹp. Khi cây lớn hơn một chút, các chi nhánh của cây cũng cần được cắt tỉa để tạo sự cân bằng tốt hơn, điều này cũng tùy vào từng cây để xác định hướng, mật độ và các chiều dài chi nhánh cần cắt. Một cây cảnh gần như được chăm sóc hoàn toàn bằng cách cắt tỉa cành lá để duy trì và tăng cường vẻ đẹp của nó!

Bonsai là một thực thể sống và kích thước nó sẽ rất lớn nếu chúng ta không chú ý chăm sóc chúng thường xuyên. Cắt tỉa cây giúp chăm sóc và kiểm soát kích thước của chúng, đây là một kĩ thuật để khai thác tính phát triển tự nhiên của thực vật nhằm tạo cho chúng có hình dáng vừa mắt nhất!

Sau khi cắt tỉa cây cảnh bạn nên để cho cây nhận được lượng ánh sáng mặt trời, lượng nước và không khí phù hợp để cây phát triển!

làm một cây cảnh đẹp

Uốn cây bằng hệ thống dây:

Liên quan đến hệ thống dây uốn vào thân cây và các cành lá để uốn các đường cong ở mức hợp lí! Các dây bằng nhôm và đồng thường được sử dụng để uốn cây, tùy vào mỗi loại cây mà bạn sử dụng các loại dây có độ dày và độ cứng khác nhau. Dây được cuốn bắt đầu từ thân cây cho đến các chi nhánh, đôi khi chỉ là những bộ phận nhỏ của cây cần được thay đổi.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý phải điều chỉnh dây kịp thời khi dây có xu hướng ăn vào các chi nhánh làm tổn thương chúng. Khi các dây chưa uốn được cây, bạn có thể gỡ nó ra và tạo lại một hệ thống dây khác.

Các dây được sử dụng để tạo hình dáng cá tính cho mỗi cây và nếu như bạn cảm thấy một chút lo sợ khi quấn lên người chúng những sợi dây cứng như vậy thì đừng sợ vì điều này là tất yếu nếu bạn muốn uốn cây cảnh tốt! Dây là một cách để giúp cây cảnh có vẻ đẹp tốt hơn!

Thay đất trong chậu cây cảnh:

Chìa khóa để một cây cảnh khỏe mạnh là giữ cho gốc cây tốt, điều này đòi hỏi phải thay đất chậu cây thường xuyên để đảm bảo được quá trình rễ cây mọc được cắt tỉa và cây được trồng lại trong đất mới. Trước hết, cây cảnh cần đưa ra khỏi chậu một cách cẩn thận, dùng kéo cắt khoảng 1/3 độ dài của chúng. Khi trồng lại cây, bạn phải cẩn thận dùng đất mới lấp rễ không để lại bất kì lỗ hổng không khí nào trong đất. Việc lựa chọn hình dáng và màu sắc chậu cảnh cũng cần phải phù hợp vì một chậu cảnh đẹp sẽ giúp cây cảnh của bạn đẹp mắt hơn!

Sự phát triển của cây cảnh phụ thuộc phần nhiều vào độ dinh dưỡng trong đất, đừng quên bón phân cho cây trồng thường xuyên. Khi chậu cây trở nên đầy rễ sẽ khiến cây chậm phát triển và còi cọc hơn do một phần ngăn cản quá trình hấp thụ nước và không khí trong đất. Thay đất trong chậu cây cảnh theo định kì giúp tăng tuổi thọ cho cây!

Trên đây là những gợi ý khi bạn muốn tìm kiếm hay duy trì cho mình một cây cảnh đẹp! Ngay từ đầu hãy xác định mục đích, điều kiện căn phòng và tính thích nghi của cây để tìm cho mình được một cây cảnh phù hợp. Sau đó, trong quá trình chăm sóc cây cảnh, đừng quên cắt tỉa, uốn cây và thay đất trong chậu thường xuyên để có thể duy trì một cây cảnh đẹp!
Xem tiếp…

Ý nghĩa và cách trồng cây lan ý

02:34 |
Bên cạnh nhu cầu về công việc với thu nhập ổn định, con người còn có nhu cầu về môi trường sống rất cao. Ai cũng muốn được làm việc và sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, hiện đại, không bị ô nhiễm. Tuy nhiên điều đó sẽ khó được thực hiện tại những thành phố lớn, nơi mà tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng về ô nhiễm ngày một cao. Chính vì vậy cây cảnh trong nhà đã được đề xuất lên như một giải pháp điều hoà không khí và làm gia tăng sự hài lòng của con người về cuộc sống. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn vài nét về cây lan ý và cách trồng, chăm sóc loài cây đặc biệt này.

trồng cây lan ý

Vài nét về cây lan ý

Lan ý là loại cây mọc ở xứ nóng, tức là khu vực nhiệt đới và cân nhiệt đới. Lan ý có tên khoa học là Spathiphyllum wallisii. Loài cây cảnh này còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trăgs muốt rất đẹp. Tên tiếng Anh của lan ý là Peace Lily, loài cây này nằm trong một chi của khoảng 40 loài thực vật lá mầm có hoa thuộc họ Araceae, lan ý có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới của châu Mỹ và Đông Nam Á.

Lan ý là loài hoa thân cỏ nhỏ, mộc thành bụi với nhiều cây sát cạnh nhau, lan ý có tuổi thọ khá lâu đời, chúng sở hữu những chiếc lá lớn tính từ cuống lá phải dài tới 12-65 cm và rộng 3-25 cm. lá cây mọc bắt đầu từ mặt đất, hình lá dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, lá có xu hướng rủ xuống gốc. Màu lá xanh thẫm, bóng và khá dày, trên mặt lá nổi lên những vết gân màu xanh nhạt hơn. Nhiều người lầm tưởng hoa của lan ý là phần mo bao quanh một cái nhị nhưng thực chất, hoa của lan ý chính là cái nhị đó, hoa nhỏ mọc thành cụm hình trụ cong màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, bên ngoài được bao quanh  bởi mo lá hình gần giống trái tim, thường có màu trắng muốt hoặc pha lẫn chút xanh nhạt.

Lan ý là loài cây có thể sống tốt ở môi trường thiếu ánh sáng, nhưng nếu trồng trong nhà thì nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tốt như cửa sổ hay cửa ra vào để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây không có nhu cầu về nước tưới nhiều mà chỉ ở mức bình thường, tức là có thể tưới 2 ngày 1 lần và không quá đẫm, lan ý ưa khí hậu ẩm và nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh hay quá nóng. Lan ý nằm trong tập hợp số ít những loài cây có tác dụng hấp thụ những chất độc có hại lơ lửng trong không khí sinh ra từ việc đốt cháy không hết những năng lượng hoá thạch và chất hữu cơ, bao gồm benzen , formaldehyde và các chất gây ô nhiễm khác.

Lan ý lúc nở hoa đem đến cho con người cảm nhận về một vẻ đẹp quý phái và trang nhã. Lá cây xanh mướt chen giữa là những bông hoa trắng muốt gợi lên sự thanh cao và trong trắng. Trong môi trường sống con người luôn phải đối mặt với những tia bức xạ mặt trời, những tia hồng ngoại hay sóng điện từ xuất phát từ những thiết bị điện tử trong nhà. Tất cả những tác nhân có hại đó khiến cơ thể con người bị ảnh hưởng và thậm chí có khả năng gây nên hiện tượng ung thư da và biến đổi một số đặc tính hữu cơ của cơ thể. Lan ý là một trong số rất ít những loại cây cảnh có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các tia tử ngoại và sóng điện từ có hại cho cơ thể. Theo các nghiên cứu về lan ý của các nhà khoa học Mỹ, khi đặt lan ý trong nhà chúng sẽ giúp cân bằng các nguồn sóng trong không gian phòng như những tia điện từ sinh ra từ tivi, đài, máy tính, đồng hồ, lò vi sóng, tủ lạnh.

Những gia đình có người bị mắc căn bệnh quái ác là ung thư phải trải qua điều trị bức xạ hay hóa trị liệu cũng nên đặt cây này trong phòng. Cây còn tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.

Đối với phong thuỷ, lan ý còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.

cây cảnh lan ý

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý

Ánh sáng: chính vì đặc điểm là loài cây có thể sống trong môi trường thiếu sáng nên khi trồng lan ý không cần phải đặt chúng tại những nơi nhiều ánh sáng. Đặc biệt nếu trồng lan ý ngoài trời bạn nên làm mái che cho cây để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây khiến cây sinh trưởng và phát triển không tốt.

Đất trồng: Lan ý là loài cây thân bụi nhỏ ưa sống ở những nơi ẩm ướt và đất màu mỡ, vì thế khi muốn trồng lan ý làm cây cảnh trong nhà nên sử dụng những loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng nuôi cây cao. Đó có thể là hỗn hợp đất, lá mục, than bùn, phân hữu cơ, cát. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm vào hổn hợp đất trên vài viên đá nhỏ tăng sự thoát nước.

Nhiệt độ: cây là loài hoa ưa bóng mát và nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, chính vì vậy ở điều kiện ẩm ướt, cây lan ý sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 27 độ.

Tưới nước: lan ý không phải là loại cây ưa nước nên không cần tưới nước qá nhiều cho cây, tuy nhiên cần pải duy trì độ ẩm cho đất và khi thấy đất trồng cây có vẻ khô thì hãy tưới nước cho cây, lý tưởng nhất là lần/tuần. Cũng như đa số những loài cây khác bạn nên tưới nhiều nước cho lan ý vào mùa hè, còn mùa đông thì nên tưới ít đi so với bình thường.

Sâu bệnh gây hại: Lan ý thường mắc phải một số loài sâu bệnh như bọ trĩ, rệp sáp, nhện ve. Ngoài ra nếu cây thừa dinh dưỡng hay thiếu nước cũng sẽ khiến xuất hiện những đốm nâu trên lá.

Nhân giống: lan ý là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây lan ý đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu lan ý hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống lan ý đúng vào lúc thay chậu, thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm.

Lan ý là loài cây cảnh trong nhà thích hợp trồng ở mọi không gian, lan ý có ý nghĩa rất to lớn đối với sức khoẻ con người. Vì thế khi trồng cần cân nhắc tới ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây rất đẹp này.
Xem tiếp…

Cách trồng và chăm sóc cây cau vàng

02:09 |
Hình ảnh cây cau đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, từ câu chuyện sự tích trầu cau cho tới những thói quen truyền thống của người việt trong mỗi một đám cưới. Cây cau và quả cau đã đi vào tâm trí người Việt như một loài cây của miền thôn quê dân dã. Thế nhưng, ngày nay đã xuất hiện nhiều loài cau khác với hình dáng và kích thước nhỏ hơn và con người có thể đem làm cây cảnh trong nhà hay ngoại thất đều được cả. Hãy cùng tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây cau vàng nhé.

trồng cây cau vàng

Vài nét về cây cau vàng

Cây cau vàng (golden cane palm) còn được gọi là cau cọ, tre cọ, cau tre, tên tiếng anh là dypsis lutescens tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens thuộc chi Dypsis, cau vàng là một trong những thành viên thuộc loài Arecaceae, là loài thực vật có hoa, một lá mầm. Cau vàng được trồng và chăm sóc rộng rãi để trang trí thêm cho cảnh quan trong nhà hay ngoài trời của bạn.
Mỗi một cây cau vàng khi đạt tới mức phát triển bình thường có thể cao từ 3 đến 6 mét. Lá cây thuộc loại lá kép, có khoảng từ 20 đến 50 cặp lá đối xứng mọc trên một tàu lá. Cau vàng có dáng cây rất thanh lịch, phần ngọn của cây được bao phủ bởi một lớp vỏ màu xanh và trắng, phần thân và gốc của cây chia làm nhiều đốt ngắn và có màu hơi ngả vàng, chính vì thế được gọi là cây cau vàng. Cau vàng ra hoa theo cụm, màu trắng sữa và thơm nhẹ. Quả cau vàng khi chín có kích thước bằng đầu ngón tay út người lớn, màu vàng cam và có vị hơi ngọt, chát. Quả cau vàng là nguồn thức ăn yêu thích của một số loài chim.
Cau vàng là một loài cây thân bụi, có tuổi thọ khá lâu và dễ trồng dễ chăm sóc. Cau vàng có một sức sống rất mãnh liệt trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trong những nghiên cứu của mình về khả năng hấp thụ các khí độc hại của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, các nhà khoa học đã kết luận, cau vàng cùng với một số loài cây cảnh trong nhà khác có tác dụng đặc biệt trong việc hấp thụ xylene và toluene có trong không khí. Đây là những chất có hại đối với cơ thể con người, vì thế khi trồng cau vàng trong nhà bạn có thể yên tâm với những chất độc hại đó sẽ không ảnh hưởng tới mình mà đã được cau vàng hấp thụ gần như toàn bộ.
Với một cây cau vàng có chiều cao khoảng 1,8 m, trong 24 giờ nó có thể thoát ra khoảng 1 lít nước giúp duy trì độ ẩm không khí. Chính vì khả năng làm tăng độ ẩm của không khí như vậy mà cau vàng cũng là một loài cây ưa nước, bạn có thể tưới cau hàng ngày để duy trì sự xanh tốt và phát triển của cây khi trồng trong chậu cảnh. Cau vàng khi được dùng làm cây cảnh trong nhà sẽ mang lại cho không gian sống của gia đình hay văn phòng làm việc của bạn một bầu không khí trong lành và mát mẻ, tạo nên cảm giác dễ chịu và thoải mái đối với trí não của bạn.

chăm sóc cây cau vàng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cau vàng

Cau vàng là một loài cây cảnh trong nhà được trồng phổ biến ở Việt Nam, để biết rõ hơn và có kiến thức trong việc trồng và chăm sóc cây cau vàng, hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây của những chuyên gia cây cảnh lâu năm.

Đất trồng: Đây là điều phải quan tâm đầu tiên khi muốn trồng bất kỳ một loại cây cảnh nào gắn với đất. Vì cau vàng thuộc loại rễ chùm và phát triển rất mạnh trong lòng đất nên bạn cần phải chuẩn bị một chậu cây to và có nhiều lỗ thoát nước bên dưới đáy chậu. Bạn chuẩn bị để trồng cây với đất trồng, phân hữu cơ và một ít than bùn. Sau đó trộn đều với nhau theo tỷ lệ 1:1:1. Sau một thời gian trồng cây trong chậu khoảng từ 2 đến 3 năm, lúc này cây đã phát triển lớn hơn và bạn nên thay cho cây một cái chậu mới và đất để đảm bảo cây phát triển tốt. Nếu sống trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, cau vàng dễ bị vàng và héo lá.
 
Ánh sáng: Cau vàng là một loài cây ưa ánh sáng, nhưng cũng có thể sống tốt với việc thiếu sáng. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất bạn nên để cây dưới ánh sáng như gần cửa chính hay cửa sổ.

Nhiệt độ: Cây cau vàng ưa sống ở những nơi có khí hậu ấm áp, không quá lạnh và nóng. Nhiệt độ thích hợp cho cây vào khoảng 30 độ, cây cũng có thể sống một thời gian ở nhiệt độ -2 độ nhưng sẽ dễ chết vì lạnh. Nếu phòng bạn thường xuyên sử dụng điều hoà nhiệt độ thì không nên trồng cau vàng trong phòng.

Nước và độ ẩm: Chính vì khả năng thoát ẩm vào không khí làm con người cảm thấy tươi mát nên cau vàng cần tưới nước thường xuyên để không bị thiếu hụt lượng nước. Không nên để cây sống trong đất quá ướt hoặc quá khô. Bạn có thể dùng đá cuội xếp bên dưới chậu cây và đổ nước vào đó sao cho mực nước thấp hơn các lỗ thoát nước của cây để giữ ẩm cho cây và để ngăn cản sự bay hơi nước.

Sâu bệnh gây hại: Bạn nên bón chất mùn, phân hữu cơ bổ sung dưỡng chất cho cây khi cây có hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng do hàm lượng các chất Fe, Zn, Mg trong đất thiều hụt dẫn đến hiện tượng vàng lá, cây sẽ kém phát triển.
Khi cau vàng bị nấm bệnh: Chính vì cau vàng sống và phát triển trong điều kiện không khí ẩm và nhiệt độ trung bình nên đây cũng là một môi trường vô cùng lý tưởng cho các loại nấm bệnh phát triển và lây nhiễm cho cây gây nên hiện tượng  tổn thương trên thân hoặc lá, xuất hiện nhiều vét màu nâu đỏ hoặc đen. Khi cây bị nấm xâm hại, bạn nên ngừng việc tưới cây lại và đem cây ra ngoài ánh nắng đồng thời phun thuốc diệt nấm để cải thiện sức khoẻ cho cây cau vàng.
Côn trùng phá hoại: Bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại như cào cào, ve, nhện… vì những loài này rất thích xâm nhập và phá hoại cây cau vàng
Ngoài ra cau vàng còn dễ mắc bệnh lethal yellowing: một loại bệnh thường thấy ở các loài dừa, cau và cọ. Lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và rũ rượi khi cây mắc bệnh này, Bắt đầu từ những lá già sau đó dần dần lan đến những lá non trên ngọn. Cuống hoa bị bôi đen… Sau một thời gian, cây có thể sẽ chết. Nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn phytoplasma. Tình trạng này có thể kiểm soát bằng thuốc kháng sinh.
Xem tiếp…