Cây cảnh hồng môn
có thể hấp thu những khí độc như benzene, trichloroethylene, đạt được hiệu quả
đến trên 80%, có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch không khí.
Cách chăm
sóc cây cảnh
Ánh sáng: Chịu
bóng, kỵ phơi nắng mạnh, nhưng trong thời kỳ sinh trưởng cũng cần được chiếu
sáng với lượng thích hợp, có ích cho sự phát triển.
Nhiệt độ: Ưa
ấm áp, nhiệt độ tốt nhất không được thấp quá 100C.
Nước: Ưa ẩm
ướt, không chịu được khô. Tương đối nhạy cảm với hàm lượng muối trong nước, hàm
lượng muối càng thấp thì càng tốt.
Đất: cây cảnh phù hợp
với loại đất giữ nước và giữ phân tốt, thoáng khí và cố định được thân cây.
Phân bón: cần bón nhiều, thường bón kết hợp với
tưới nước. Cũng có thể dùng loại phân chuyên dùng cho cây hồng môn. Điều cần
chú ý là bón vào gốc cây sẽ đạt hiêu quả hơn rất nhiều so với bón ở bề mặt lá.
Phương pháp
nhân giống cây cảnh
Cây cảnh hồng môn
trồng trong nhà thường sử dụng biện pháp tách gốc hoặc giâm cành. Khi tách gốc
thường kết hợp khi thay chậu vào mùa xuân, chỉ cần cắt lấy cành bên đã có rễ trồng
thành cây đơn, giữ lại 3 – 4 lá là được; cánh giâm cành thì cắt lấy cành già, bỏ
hết lá, tốt nhất nên lấy cành có 1 – 2 mắt con làm cành giâm; cắm vào nơi có
nhiệt độ phòng là được.
Không gian
trưng bày cây thích hợp:
Thời kỳ hoa của cây hồng môn có thể kéo dài tới một tháng,
có thể ra hoa cả năm, hơn nữa hoa của nó rất đẹp, gốc cây cũng rất đẹp, thích hợp
để trang trí trên hoặc bàn trà trong nhà, có giá trị thẩm mỹ rất lớn.
Ý nghĩa loài
cây:
1. Hoài bão lớn.
2. Nhiệt tình, nhiệt huyết.
Thông Tin Cơ
Bản Cây Hồng Môn
Tên gọi
khác: Hoa nến, hoa an tổ.
Họ thực vật:
Araceae.
Đăc trưng
hình thái: Thân cây hồng môn có hình dáng mảnh mai, thấp nhỏ, ra hoa quanh năm,
lá màu xanh lấp lánh, hoa màu đỏ tười, hoa nở như khảm vàng dát ngọc, vô cùng đẹp
mắt.
Phân bố: cây cảnh có
nguồn gốc từ vùng rừng ẩm nhiệt đới thuộc Nam Mỹ, hiện nay được trồng phổ biến
trên thế giới.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét